HỢP TÁC PHÁT TRIỂN ITALIA
Hoạt động hợp tác phát triển của Chính phủ Italia được qui đinh bởi bộ luật số 49 ngày 26 tháng 2 năm 1987 ( “ Các quy định mới về hợp tác của Italia với các nước đang phát triển” – “Nuova disciplina della coopeaione dell’Italia con i Paesi in via di sviluppo” ) và thuộc thẩm quyền của Bộ Ngoại giao Italia. Các chính sách và hoạt động hợp tác phát triển do Tổng vụ Hợp tác Phát triển (D.G.C.S.) quản lý. Tổng vụ Hợp tác Phát triển bao gồm 13 Phòng, 1 Văn phòng Đánh giá và 1 Văn phòng Kỹ thuật Trung ương. Văn phòng Kỹ thuật Trung ương được giao nhiệm vụ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các giai đoạn xác định, điều tra, xây dựng, quản lý và kiểm tra giám sát các chương trình của D.G.C.S. Phòng V, văn phòng phụ trách các hoạt động ở Châu á, Thái Bình Dương và Mỹ, và Phòng Kỹ thuật địa phương (UTL), được thành lập năm 1998 tại Đại sứ quán Italia Hà Nội điều phối các hoạt động hợp tác phát triển ở Việt Nam.
Hoạt động hợp tác phát triển là một bộ phận quan trọng của chính sách đối ngoại của Italia, theo đuổi mục tiêu củng cố tình hữu nghị và đảm bảo nhân quyền cơ bản cho mọi người dân. Trong khuôn khổ Mục tiêu Phát triển Quốc tế (International Development Goals) được nêu trong Tuyên bố Thiên Niên kỷ của Liên Hợp Quốc vào tháng 9 năm 2000, Italy đưa ra các hướng dẫn cụ thể cho hoạt động hợp tác phát triển của mình trong các lĩnh vực xoá đói giảm nghèo, đảm bảo lương thực cho mọi người dân, bình đẳng giới, giảm tỷ lệ chết trẻ sơ sinh, nâng cao sức khoẻ bà mẹ trẻ em, chống lại bệnh HIV/ AIDS, sốt rét và các căn bệnh nghiêm trọng khác, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững và xây dựng đối tác phát triển toàn cầu.
Các hiệp định hợp tác
Hai hiệp đinh ký năm 1990 và 1992 giữa Italia và Việt Nam đã góp phần đạt được hai mục tiêu chính của Hỗ trợ song phương của Italia, cụ thể là xoá đói giảm nghèo và phát triển ngành công nghiệp.
Năm 1997, một Bản Ghi nhớ về việc thực hiện Chương trình Hợp tác Italia đã được ký tại Rome. Bản Ghi nhớ xác định khoản vay ưu đãi trị giá 51 triệu euro với các điều kiệu và điều khoản về thời gian hoàn trả và lãi xuất rất ưu đãi.
Trong cuộc họp của Uỷ ban hỗn hợp Italia – Việt Nam tại Hà Nội vào tháng 12 năm 2000, Chính phủ Italia đã thông báo cấp thêm 1 khoản tín dụng ưu đãi (8 triệu euro) và khoản viện trợ không hoàn lại (6 triệu euro) cho các dự án thuộc lĩnh vực nước sạch, hỗ trợ cán cân thanh toán của Việt Nam, xoá đói giảm nghèo và hỗ trợ Việt Nam gia nhập WTO. Nhân dịp này, Chính phủ Italia cũng cam kết xoá khoản nợ trị giá hơn 20 triệu euro cho Việt Nam.
Hoạt động hợp tác của Italia tại Việt Nam
Các hoạt động tiến hành trong khuôn khổ Hiệp định song phương xác định nhiệm vụ chính của Hợp tác phát triển của Italia tại Việt Nam. Hiện tại, các hiệp đinh song phương trên đang trong quá trình thực thi với việc xác định tài trợ cho các dự án trong các lĩnh vực sau:
· Cơ sở hạ tầng
· Y tế
· Phòng chống thiên tai
· Giáo dục và Đào tạo
Phương thức tài trợ quy định bởi Bản ghi nhớ là hình thức viện trợ có ràng buộc. Khoản vốn vay ưu đãi chỉ được cấp cho các dự án sẽ mua hàng hoá, dịch vụ ở Italia thông qua đấu thầu cạnh tranh. Các thủ tục đấu thầu được tiến hành theo luật pháp của Việt Nam sẽ chỉ giới hạn cho các công ty của Italia để thầu các hàng hoá và dịch vụ có nguồn gốc từ Italia. Để có thêm thông tin về đấu thầu, xin nhấn chuột vào đây và xem “Thông báo thầu” (“Bid Announcements”).
Ngoài các khoản tài chính cam kết trong khuôn khổ chương trình hoạt động song phương, Hợp tác Italia còn tài trợ và đồng tài trợ cho các dự án và chương trình thông qua Liên minh Châu Âu, các tổ chức quốc tế (cụ thể là các tổ chức của Liên Hợp Quốc) và các tổ chức phi chính phủ. Ngoài ra, trong những trường hợp thiên tai, Hợp tác Phát triển Italia còn có viện trợ lương thực (cứu trợ khẩn cấp). Hoạt động hợp tác của Italia cũng cấp một số lượng có hạn các suất học bổng.
Các hoạt động đang tiến hành
Các dự án song phương được tài trợ thông qua viện trợ không hoàn lại
· Chương trình bảo vệ bà mẹ và trẻ em mở rộng tại tại Bắc Giang do tổ chức phi chính phủ GVC thực hiện – 750.000 euro;
Các dự án song phương đồng tài trợ với khoản viện trợ không hoàn lại
· Dự án hỗ trợ tín dụng nhỏ nhằm tăng cường kỹ năng về dinh dưỡng và các hoạt động tạo thu nhập cho phụ nữ do tổ chức phi chính phủ GVC thực hiện – 431.000 euro;
· Xây dựng Trung tâm dạy nghề cho thanh niên Hà Nội do tổ chức phi chính phủ Centro ELIS thực hiện – 803.000 euro;
· Dự án thí điểm Phát triển nông thôn ở tỉnh Bắc Giang do tổ chức phi chính phủ GVC thực hiện – 802.000 euro;
· Dự án thí điểm về sử dụng và bảo quản nguồn giống cây nông nghiệp tại các huyện Yên Châu , Nho Quan của tỉnh Nam Định do tổ chức phi chính phủ CIC thực hiện - 341.000 euro;
· Chương trình lồng ghép phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em cho 5 huyện ngoại thành Hà Nội do tổ chức phi chính phủ CESVI thực hiện – 818.526 euro.
Các dự án đa phương được tài trợ thông qua viện trợ không hoàn lại
· Tăng cường Hệ thống thông tin về An toàn Lương thực Quốc gia, do tổ chức FAO thực hiện – 1.484.000 USD;
· Phát triển nông lâm nghiệp theo định hướng thị trường của tỉnh Quảng Nam do tổ chức FAO thực hiện – 1.661.000 USD;
· Tài trợ một phần Chương Trình quốc gia Việt Nam của UNICEF về bảo vệ trẻ em – 826.000 euro;
· Chương trình Trùng tu khu di tích Mỹ Sơn do UNESCO và Quỹ Lerici-Politecnico phối hợp thực hiện – 812.000 USD.
· Dự án "Các hoạt động phòng chống ma tuý tại Việt Nam" do UNDCP thực
hiện - 245.000 USD.
Các hoạt động chuẩn bị
Các dự án tài trợ thông qua vốn vay ưu đãi
Các dự án đã được phê duyệt tài trợ
· Cải thiện và mở rộng hệ thống cấp nước ở tỉnh Quảng Ngãi (2.324.000 euro), Cà Mau (3.357.000 euro) và Mê Linh (5.164.000 euro);
· Đầu tư trang thiết bị y tế cho 4 bệnh viện đa khoa của tỉnh Ninh Bình, Phú Thọ, Đà Nẵng và Cần Thơ - 6.197.000 euro;
· Tăng cường hệ thống dự báo và cảnh báo lũ lụt quốc gia của Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn Việt Nam – 2.582.000 euro;
· Thành lập trung tâm đào tạo công nghiệp chế biến thực phẩm tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và Tăng cường năng lực nghiên cứu và đào tạo của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên – 3.098.741 euro (trong đó 15.493 euro là viện trợ không hoàn lại)
Còn một khoản tín dụng ưu đãi khác dành cho các dự án sẽ được xác định.
Các dự án song phương được tài trợ với khoản viên trợ không hoàn lại
Các dự án trong đại đoạn thẩm đinh đánh giá
· Chương trình viện trợ hàng hoá ngành nước nhằm hỗ trợ cán cân thanh toán cho Bộ Tài Chính nước CHXH CN Việt Nam – 2.582.000 euro;
· Dự án hỗ trợ các hoạt động sản xuất tăng thu nhập cho các cộng đồng nghèo: hỗ trợ phát triển nuôi trồng thuỷ sản tại vùng Bái Tử Long và Vịnh Hạ Long và phát triển dâu tằm tơ tại huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc – 3.460.000 euro;
· Hỗ trợ kỹ thuật nâng cao năng lực thể chế nhằm giúp Việt Nam gia nhập
WTO - 716,000 euro.
Danh sách các hoạt động do các tổ chức phi chính phủ, các vùng, tỉnh, thành phố và hiệp hội Italia thực hiện ở Việt Nam
Các kết nối hữu ích:
Hợp tác phát triển Italia
· Thông báo đấu thầu
· Thông báo tuyển dụng chuyên gia
Hợp tác phát triển tại Việt Nam
· Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam
· Phái đoàn Uỷ ban Châu Âu
· Trung tâm Thông tin Phát triển Việt Nam
· Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam
· Liên hiệp quốc tại Việt Nam
Thực tập tại các Đại sứ quán Italia
Cập nhật tháng 12 năm 2002
|